Phòng tránh viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là bệnh dễ gặp hằng năm, thường tái phát theo mùa. Bệnh này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, những thường gặp nhất là thời điểm giao mùa nhất là mùa khô hanh và mùa đông. Vậy làm sao để có thể phòng tránh viêm đường hô hấp trên?

Ngày đăng: 04-04-2023

56 lượt xem

Thời điểm này, tại nhiều địa phương trên cả nước, nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh thất thường, độ ẩm không khí thay đổi liên tục có thể đạt ngưỡng 85% khiến cho những đối tượng như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn, xơ gan, phụ nữ có thai… dễ mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp trên. Viêm đường hô hấp trên có 3 dạng hình thái chính: viêm mũi- viêm xoang- viêm họng. Các mức độ nặng nhẹ phụ thuộc từng bệnh và từng cá thể.

Phòng tránh viêm đường hô hấp trên

Viêm hô hấp trên là gì?

Hệ hô hấp của chúng ta được tính bắt đầu từ cửa mũi tới các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên gồm hầu, mũi, xoang và thanh quản. Chức năng của đường hô hấp trên là lấy không khí từ ngoài cơ thể là làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi, còn các bộ phận của đường hô hấp dưới giúp lọc không khí và trao đổi không khí.

Đường hô hấp trên là cửa ngõ đầu tiên của cơ thể con người khi tiếp xúc với các thay đổi về môi trường, nguồn truyền nhiễm bệnh tật. Khởi đầu là mũi miệng, khi chúng ta hít thở không khí không được sạch sẽ hoặc khi có tiếp xúc bệnh truyền nhiễm qua giọt bắn (không được che chắn cẩn thận). Nguy cơ lây nhiễm dẫn đến viêm đường hô hấp trên.

Nguyên nhân của viêm đường hô hấp trên

Tác nhân gây viêm đường hô hấp có thể do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hoặc do tác nhân nấm. Với bệnh lý đường hô hấp trên, nguyên nhân 60-70% do nhiễm virus. 20% còn lại vi khuẩn như phế cầu, liên cầu… Dị ứng với thời tiết là một trong những nguyên nhân điển hình. Ngoài ra còn do các loại dị nguyên khác nhau có trong không khí, khói thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

Phòng tránh viêm đường hô hấp trên

Triệu chứng

  • Mũi: nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Họng: đau họng, rát họng, nuốt vướng
  • Tai: ù tai, đau tai Sau khi bị nhiễm trùng virus, trong vòng 5-7 ngày đầu sẽ có biểu hiện sốt cao từng cơn (có thể dao động từ 38-39 độ C), cảm giá mệt lả người, đau bụng nôn ói tiêu chảy, hơi thở hôi…
  • Nếu không được điều trị dễ dẫn đến biến chứng hoặc bội nhiễm như viêm mũi xoang (nhức đầu, chảy dịch mũi hôi, mất mùi…); viêm phế quản viêm phổi (ho dai dẳng..).

Điều trị

Viêm đường hô hấp trên nguyên nhân chủ yếu là do virus. Đối với nhiễm virus hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chúng ta chỉ nên sử dụng những biện pháp hỗ trợ khác như tiêm ngừa vaccine cúm hàng năm, phế cầu mỗi 3 năm, nâng cao dinh dưỡng, rèn luyện tập thể dục…Chúng ta không nên tự ý sử dụng kháng sinh vì:

  • Dễ gặp các tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy, mệt nhiều hơn.
  • Đề kháng với kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Kháng sinh nên được chỉ định bởi bác sĩ có kinh nghiệm lâm sàng, được thăm khám và xét nghiệm hỗ trợ, chỉ cần khi đã xác định vi khuẩn gây bệnh thật sự.

Phòng tránh viêm đường hô hấp trên

Phòng tránh viêm đường hô hấp trên

 – Phòng tránh viêm đường hô hấp trên như thế nào? Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do có sự chuyển đổi nhanh chóng từ thời tiết nóng sang lạnh, làm cho sự phát triển của virus nhanh hơn, trong một cộng đồng có nhiều người cùng bệnh, sự lây lan bệnh lý viêm đường hô hấp trên sẽ nhanh hơn. Đi khám kịp thời sẽ giúp người bệnh rút ngắn được thời gian điều trị cũng như hạn chế biến chứng của bệnh. Việc tự điều trị tại nhà không theo chỉ định của bác sĩ, không được kiểm tra đánh giá ban đầu chuẩn xác, tình trạng viêm đường hô hấp trên có thể đồng nhiễm viêm đường hô hấp dưới gây nguy hiểm tính mạng dẫn đến các biến chứng viêm tim, viêm màng não, thấp khớp cấp, viêm cầu thận…

 – Có thể thấy, mặc dù bệnh về đường hô hấp xuất hiện rất phổ biến ở mọi lứa tuổi nhất là thời điểm giao mùa, dễ phát hiện nhưng nó lại chứa nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được theo dõi sát tình trạng diễn tiến của bệnh. Điều quan trọng nhất hãy trang bị cho mình những kiến thức y khoa đơn giản cũng như một hệ miễn dịch khỏe mạnh để phòng tránh viêm đường hô hấp trên nói riêng và các bệnh lý truyền nhiễm nói chung.

  • Viêm đường hô hấp trên là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp nên cần phải tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
  • Để phòng tránh viêm đường hô hấp trên mọi người nên tuân thủ việc thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng mũi khi hắt hơi, ho.
  • Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết mưa lạnh.
  • Tránh làm việc, học tập trong môi trường nhiệt độ quá cao.
  • Không nên nằm điều hoà quá lạnh, hạn chế làm việc trong môi trường nhiệt độ quá cao.
  • Giữ ấm cơ thể khi đi đường và giữ ấm cổ khi ngủ.
  • Đối với những nghề phải nói nhiều, nói to hoặc làm việc trong môi trường nhiều bụi cần chú trọng bảo vệ, giữ gìn phần mũi, họng.
  • Hạn chế sử dụng điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, vệ sinh máy lạnh định kì.
  • Viêm đường hô hấp có ho, sốt dễ bị mất nước, có thể bù nước bổ sung. Bên cạnh đó xịt mũi, rửa mũi, vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý giúp giữ đường thở luôn thông thoáng, giúp hồi phục nhanh hơn.
  • Đồng thời, nâng cao dinh dưỡng vẫn là ưu tiên hàng đầu (ăn thức ăn mềm, loãng, rau xanh, bổ sung trái cây nhiều vitamin A, C như cam, quýt, bưởi, ổi.. trẻ nhỏ khó ăn thì chia nhiều cử nhỏ trong ngày).

 

DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE.COM
HOTLINE: 0387 223 226

EMAIL: DINHDUONGVASUCKHOEAZ@GMAIL.COM

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE